Phân biệt sao y, sao lục và trích sao theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ về công tác văn thư

Điều 3 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định: Bản sao y là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của bản gốc hoặc bản chính văn bản; Bản sao lục là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của bản sao y; Bản trích sao là bản sao chính xác phần nội dung của bản gốc hoặc phần nội dung của bản chính văn bản cần trích sao, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định.

Phân biệt sao y, sao lục và trích sao theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
(Phóng to ảnh)

*) Sao y, Sao lục, Trích sao thực hiện theo Mẫu số 10 Biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành kèm theo Thông tư 24/2020/TT-BCA quy định về biểu mẫu trích sao nội dung tài liệu bí mật nhà nước.

Giá trị pháp lý của bản sao

Bản sao y, bản sao lục và bản trích sao được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP có giá trị pháp lý như bản chính.

Thẩm quyền sao văn bản

– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định việc sao văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành, văn bản do các cơ quan, tổ chức khác gửi đến và quy định thẩm quyền ký các bản sao văn bản.

– Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong Công an nhân dân được quy định tại Thông tư số 104/2021/TT-BCA Quy định về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong Công an nhân dân (link trỏ đến Cổng Cơ sở dữ liệu quốc gia về Văn bản quy phạm pháp luật – vbpl.vn).

Các văn bản QPPL liên quan:

BBT | ĐTM – PTB
NHẬN THÔNG BÁO KHI CÓ TIN MỚI ĐỒNG Ý BỎ QUA