09 hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước

Luật Bảo vệ bí mật nhà nước (Luật số 29/2018/QH14) đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 6. Luật được ban hành, thay thế Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước số 30/2000/PL-UBTVQH10.

Theo khoản 2 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước.

Bên cạnh đó, 09 hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước được nêu rõ tại Điều 5, như sau:

(1) Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.

(2) Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật.

(3) Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật.

(4) Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

(5) Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu.

(6) Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu.

(7) Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước.

(8) Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép.

(9) Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông.

Bảo vệ bí mật nhà nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước bảo đảm đúng mục đích, thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; cần chủ động phòng ngừa; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Đồng thời bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Toàn văn Luật Bảo vệ Bí mật Nhà nước tại Cổng CSDL quốc gia về văn bản pháp luật

BBT

Nếu có câu hỏi liên quan đến pháp luật về an ninh trật tự cần giải đáp, công dân có thể gửi câu hỏi theo biểu mẫu dưới đây:
Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.
Hãy cho chúng tôi biết quý danh của bạn.
Số điện thoại để chúng tôi liên hệ trả lời cho bạn. Nếu không cung cấp, hoặc cung cấp số điện thoại không chính xác, sẽ không có cách nào để chắc chắn bạn sẽ nhận được câu trả lời.
Tương tự như số điện thoại, địa chỉ email là cách để chúng tôi liên hệ trả lời cho bạn. Chúng tôi sẽ ưu tiên trả lời qua địa chỉ email (nếu có) thay cho số điện thoại.
Câu hỏi cần trọng tâm, khái quát, rõ ràng. Những câu hỏi trùng lặp (đã đăng trên Chuyên mục Hỏi đáp pháp luật) hoặc hỏi chung chung, hỏi không cụ thể, không rõ tình huống sẽ không nhận được câu trả lời.
Lưu ý rằng đây là Chuyên mục hỏi đáp pháp luật, ngay cả khi câu hỏi của bạn thỏa đáng, bạn vẫn có thể sẽ không nhận được câu trả lời. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, vui lòng cung cấp thông tin theo mẫu tại Hộp thư tố giác tội phạm để được tiếp nhận và giải quyết theo đúng trình tự quy định của pháp luật.
Xác nhận nội dung sau:

Lưu ý rằng lịch sử IP, cookie và các biện pháp kỹ thuật khác có thể được sử dụng để xác minh thông tin trong một số trường hợp mà không được thông báo trước, hiệu lực ngay khi bạn gửi biểu mẫu này. Vì vậy, vui lòng chắc chắn rằng bạn đồng ý với Chính sách bảo mật quyền riêng tư của chúng tôi trước khi gửi thông tin.
NHẬN THÔNG BÁO KHI CÓ TIN MỚI ĐỒNG Ý BỎ QUA